Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời cứu chữa. Triệu chứng sốt xuất huyết và nhiều bệnh khác thường có những triệu chứng cảnh báo khá giống nhau, nên rất dễ hiểu nhầm. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Lý do lây lan bệnh là vì muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Thỉnh thoảng có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết ở bệnh nhân bị nhẹ:
- Sốt cao liên tục 39 – 40 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày hoặc kéo dài hơn.
- Đau đầu dữ dội.
- Xuất hiện những mẩn đỏ và phát ban trên người.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở bệnh nhân bị nặng: Ngoài các triệu chứng trên bệnh nhân có thể có những triệu chứng nguy hiểm dưới đây:
- Triệu chứng xuất huyết: Từ những nốt nổi mẩn đã diễn tiến thành các vết chấm xuất huyết bên ngoài da, chân răng bị chảy máu, chỗ tiêm bị bầm tím, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen do nội tạng bị xuất huyết, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, thậm chí còn bị chảy máu vùng âm đạo.
- Bên cạnh bị đau vùng đầu, bệnh nhân còn bị đau bụng, hay buồn nôn, mệt mỏi li bì do liên quan của hội chứng chảy máu cơ quan nội tạng làm tụt huyết áp, gây choáng và mất nhiều máu.
- Hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu máu nhiều. Người bệnh dễ lâm vào hiện trạng mê sản, mất dần ý thức và co giật.
- Đổ mồ hôi lạnh.
- Khó thở.
- Cần đến bệnh viện nếu bạn đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, tránh tình trang bệnh trở nặng.
- Đáng chú ý, nếu tiểu cầu trong máu hạ thấp, người bệnh cần phải được theo dõi tránh dẫn đến hiện trạng xuất huyết trong và gây nên các biến chứng nguy hiểm. Sẽ nguy hiểm đến tính mạng và dẫn đến tử vong nếu bệnh trở nặng.
3. Khi nghi nghờ mình bị sốt cần làm gì?
Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Trong 3-4 ngày đầu, nếu như có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:
- Nên nghỉ ngơi cho cơ thể có sức.
- Uống nhiều nước và nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo hoặc sữa…, có thể cho người bệnh uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt
- Uống thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì khả năng sẽ bị chảy máu cao, bạn nên chườm khăn mát để hạ nhiệt độ cho cơ thể.
- Thường xuyên theo dõi, nếu thấy người bệnh có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.
4. Cách để phòng ngừa sốt xuất huyết
Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện những chỉ dẫn bên dưới đây:
- Môi trường xung quanh bạn luôn sạch sẽ thì muỗi sẽ ít có khả năng sinh sản hơn.
- Tuyệt đối không được trữ nước ở các thùng, xô chậu hay các dụng cụ khác trong nhà, để muỗi không có điều kiện đẻ trứng.
- Áp dụng một số biện pháp như đốt hương muỗi, vợt muỗi và phun thuốc diệt muỗi
- Dọn dẹp các bụi cây um tùm tránh cho muỗi có nơi ẩn nấp.
- Tránh muỗi cắn bằng cách giăng mùng khi ngủ.
- Bạn nên đến co sở y tế ngay để được tham khám, điều trị khi nghi nghờ bị sốt xuất huyết. Không nên tự ý điều trị ở nhà, tránh trường hợp bệnh càng nặng.
5. Kết bài
Qua đây, các bạn đã biết về các triệu chứng sốt xuất huyết cũng như những sai lầm bạn nên chú ý về căn bệnh này. Hy vọng, các bạn sẽ có những kiến thức hay cho mình. Chúc các bạn sức khỏe!
Xem thêm: Top 5 homestay ở Đà Lạt tốt nhất 2021
Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: vietnamnet,tago,tuoitre)